CÂY MÍT

Kiến Trúc Xanh VAG chuyên cung cấp cây mít và các loại trồng làm cây bóng mát, cây ăn quả, cây công trình cảnh quan; đặc biệt là cây cho các khu biệt thự, khu sân vườn.

Khái quát về cây mít

– Nguồn gốc:

Cây mít có nguồn gốc ở Nam Ấn Độ – nơi nhiệt độ và lượng mưa cũng giống như ở miền Nam Việt Nam. Trồng nhiều mít nhất cũng là các nước Đông Nam Á: Thái Lan; Philippines; Ấn Độ; Bănglađét.

Ở Việt Nam, mít cùng với chuối đã được trồng từ rất lâu. Người dân quen ăn và được đánh giá cao.

Gỗ mít, nhất là tâm gỗ ở các cây to, là một loại gỗ quí. Không những dùng trong xây dựng còn để làm dụng cụ, chế những đồ gỗ mỹ nghệ do thớ mềm, không nứt.

                                         Cây mít 300 tuổi ở đn Đông Cuông, Yên Bái

 – Đặc điểm:

Cây thuộc loại thân gỗ, được trồng nhiều ở đất nước Việt Nam. Mít có tuổi thọ rất cao. Rễ của cây ăn rất sâu vào lòng đất. Nên cây thường chịu hạn tốt; cây không cần tưới nhiều nước nên thường được trồng ở nơi có lượng mưa khoảng 1.000 mm trở lên. Cây mít cho chiều cao từ 8 đến 15 m; cây sẽ cho ra quả sau khi trồng được 3 năm. Quả mít có hình bầu dục, kích thước lớn nhỏ tùy thuộc vào mỗi loại mít khác nhau. Thân của mít hơi nhẵn và có màu nâu đen. Mít không có hoa mà tại thân thường mọc ra những quả con người ta thường gọi đó là dái mít. Lá của cây mít to như lá cây đa, cứng và dày.

Một quả có nhiều múi mít và nhiều hạt. Thịt của quả có màu vàng, thơm và ngon. Múi trơn có hình oval.

– Công dụng của cây mít

Không nên bỏ qua ảnh hưởng tốt của mít đến môi trường. Do cây to, cao, sống lâu, chịu hạn, chịu nắng tốt, tán lá dày, xanh quanh năm, bóng râm có giá trị cải thiện môi trường cao đặc biệt ở nông thôn, mùa nắng, giữa các ruộng lúa thiếu bóng cây. Ngày nay ở các khu đô thị, các công trình biệt thự cây mít rất được ưa chuộng, đặc biệt có những cây mít đẹp có giá đến hàng trăm triệu đồng.

 Quả mít non có thể dùng để nấu canh, kho cá, xào thịt hoặc làm gỏi.

Quả mít chín có thể dùng làm thực phẩm dùng trong các bữa ăn, hoặc chế biến thành mít sấy, sữa chua mít…

Xơ của trái mít dùng để làm dưa muối.

Hạt mít đem rang bóc vỏ ăn cực thơm và bùi.

– Phương pháp trồng cây mít

Chọn đất trồng cao, không bị úng nước, tiến hành đào hốc sâu khoảng 40 x 40 x 40 tùy theo từng kích thước của cây. Đặt cây trồng và đắp mô cao. Đất dốc khoảng 5 – 7%.

Đối với cây bầu cần cắt phần đáy bầu để thông rễ và nước, rút nhẹ túi bầu không để vỡ bầu, đặt nhẹ cây xuống hố, đặt ngay cây và dùng đất mùn cố định và giữ ẩm cho cây. Khi cây mọc cao cần cắm thêm cọc để cố định cho cây khỏi bị đổ. Cũng có thể trồng bằng hạt hay chiết cành, giâm rễ, giâm cảnh, cây ghép và cây nuôi cấy mô. Thời vụ trồng cây thích hợp nhất đó là vào mùa mưa: tháng 5 – tháng 7 dương lịch.

+ Đối với các cây con:

Trước khi đưa ra trồng phải ngừng bón phân trước 2 tuần lễ, để làm cho cây không bị chột do tốt quá hay do quá tuổi. Đồng thời giảm chế độ tưới nước và tiến hành xịt rày, các bệnh về nấm cho cây. Đối với phương pháp giâm rễ hay giâm cành: chọn rẽ và cành bánh tẻ có lá ổn định cắt thành từng đoạn dài khoảng 20 cm; sau đó nhúng đoạn cành vào một dung dịch thuốc chống nấm (Benlet C, Aliette…0,15%) rồi cắm nghiêng cành sâu khoảng 15 cm; chừa lại hở phần ngọn khoảng 3 cm, dùng vôi đánh dấu cho khỏi nhầm.

Sau khi tiến hành giâm thì thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây cho đến khi chồi mọc cao 10 cm thì đem giâm vào trong bầu; chăm sóc thêm một thời gian ngắn nữa có thể đem cây ra ngoài để trồng.

Phương pháp chiết cành: Chọn cành mít già không sâu bệnh, dùng dao nhọn sắc khoanh 2 đường cách nhau khoảng 5 cm; sau đó dùng vải sạch lau kỹ phần vừa cắt để khô nhựa khoảng 2 đến 3 ngày rồi bó bầu như chiết các loại cây ăn quả khác.

Mật độ trồng cây:

Cây và hàng cách nhau khoảng 5 – 6 m. 1 hecta trồng được khoảng 210 – 300 cây. Đối với những nơi đất cằn cỗi thì cần được cải tạo, đất tốt thì trồng thưa cây vì cây phát triển nhanh tán tốt; đất xấu thì trồng dày vì cây sinh trưởng chậm và không cho tán rộng.

+ Chọn cây để ghép: Chọn cây có gốc lớn hơn 0.8 cm, có chiều cao từ 35 cm trở lên. Chọn cây trồng được khoảng 5 – 6 tháng để ghép, có thể ghép bằng phương pháp ghép áp, ghép kiểu cửa sổ. Với phương pháp này cho tỉ lệ thành công là rất cao. Nên ghép vào vụ xuân tháng 3, 4. Vụ thu là tháng 8, 9.

– Cách chăm sóc cây mít

Muốn cây cho năng suất cao, các bạn cần có chế độ chăm sóc hợp lý. Đặc biệt là phải trồng ở nơi có đất tốt, nhiều mùn, giun, dế cây sẽ ra rất sai quả. Sau khi trồng xong cần tiến hành tưới nước 2 lần/ ngày. Khi cây cao khoảng 1m là có thể tiến hành tỉa cảnh cho cây. Tiếng hành làm cỏ cho cây để cây không bị cỏ lấn áp ăn hết dinh dưỡng của cây.

Sau mỗi lần thu hoạch quả cần phải cắt tỉa tán lá rậm rạp để tập trung dinh dưỡng cho cây có thể phục vụ cho vụ sau. Tưới bổ sung phân cho cây nhất đặc biệt là những cây cho nhiều quả, theo chu kỳ của từng năm phát triển cây như: Năm nhất bón phân vào cuối mùa mưa, năm 2 đầu mùa mưa, năm 3 cũng đầu mùa mưa. Sang năm thứ 4 cây cho quả thì tiến hành bón cây sau khi đã thu hoạch quả. Cần bón phân tỷ lệ 2.3.3 20kg phân lân NPK + 30kg Super lân + 30Kg K2SO4 liều lượng. Cây mít rất ít sâu bệnh nên chỉ cần chú ý và có chế độ chăm sóc hợp lý thì cây sẽ không bị những bệnh rầy hay nấm.

Đơn vị cung cấp cây mít uy tín

Công ty Cổ phần Kiến Trúc xanh VAG Việt Nam chuyên tư vấn giải pháp kĩ thuật, thiết kế, thi công cảnh quan, cây xanh; cung cấp cây công trình; chăm sóc cảnh quan, cây xanh…

Liên hệ để được tư vấn chi tiết nhất

  • Địa chỉ: Tầng 4 số 86 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 0931.098.998