Cây phi lao ngoài việc trồng làm vành đai phòng hộ ven biển; còn rất thích hợp làm cây công trình đưa vào thiết kế cảnh quan cho các resort, biệt thự hay các công trình đường phố, công viên,…
Tên thường gọi: phi lao, tùng dương, cây dương,…
Tên khoa học: Casuarina equisetifolia
Đặc điểm hình thái
– Thân: Phi lao là cây thường xanh, thân gỗ có thể cao đến 10-15m; có lớp vỏ ngoài màu nâu nhạt; thịt có màu nâu hồng, cành nhỏ, có đốt.
– Lá: Lá tiêu biến thành vảy nhỏ, thường có màu xanh sẫm; vào mùa thu thì chuyển sang màu đỏ; có loại cây đột biến lá có màu trắng.
– Hoa: Hoa đơn tính cùng gốc. Cụm hoa đực mọc vòng, tập trung ở đầu cành, lúc nở nhị có màu vàng nâu, nhìn trông giống như cây bị cháy. Hoa cái mọc thành cụm ở giữa ôm sát thân cành, khi nở hoa tua tủa có màu đỏ thắm trong rất đẹp mắt.
– Quả: Quả thuộc dạng quả kép, khi chín hóa gỗ và tự phóng thích hạt ra ngoài.
Đặc điểm sinh lí
Phi Lao có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới chính vì thế khi về Việt Nam cây có khả năng thích ứng rất tốt. Cây tỏ ra thích ứng về mặt khí hậu tương đối rộng, từ những khu vực có lượng mưa nhiều trung bình năm trên 2.000mm và không có mùa khô, đến khu vực khí hậu gió mùa có lượng mưa thấp 700-800mm và mùa khô kéo dài 6-7 tháng.
Cây không kén đất trồng; thích hợp trồng ở loại đất cát pha nhẹ, vùng biển đất mặn. Ngoài ra cây cũng có thể thích hợp trồng trên các loại đất bình thường.
Cây phi lao là loại cây ưa sáng, vì thế cây phát triển mạnh nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. , hệ rễ phát triển, rễ cọc ăn sâu đến 2m. Cây Phi Lao có thể chịu được gió bão cấp 10, chịu được cát vùi lấp, trốc rễ. Thân cây chịu được cát va đập, nếu cây bị cát vùi lấp, nó có thể ra lớp rễ phụ mới ở ngang mặt đất.
Cây tái sinh chồi rất tốt. Trên thân cây có nhiều rễ bất định, do đó thân cây bị vùi lấp tới đâu, cây vẫn ra rễ được ở nơi đó và sinh trưởng bình thường.
Cây sinh trưởng nhanh, cành lá sum suê. Đây là một nhược điểm nhỏ khi đưa cây vào thiết kế cảnh quan nhưng bù lại phi lao cũng có thể đóng vai trò như một loại bonsai. Khi cắt tỉa, tạo hình có thể tạo ra sản phẩm rất bắt mắt.
Công dụng cây phi lao trong thiết kế cảnh quan
Nhờ những đặc điểm trên, ở Việt Nam, tới nay phi lao vẫn là cây gỗ số một được trồng trên vùng cát cố định và cát bay ven biển. Tác dụng của Phi Lao không dừng lại ở việc phòng hộ. Nó còn là một nguồn vật liệu cho ngành thiết kế cảnh quan. Nhiều nơi ở Việt Nam đã tận dụng cây Phi Lao để bổ sung vào hệ thống cây xanh đô thị để đa dạng hóa chủng loại, và làm tăng tính thẫm mỹ cho không gian xanh. Ở nhiều công viên ven bờ biển như Nha Trang, Qui Nhơn…, quần thể phi lao tạo hình bắt mắt chiếm tỉ lệ đáng kể.
Nhiều tài liệu ghi nhận cây phi lao có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Trong đó, rễ cây hỗ trợ điều trị tiêu chảy, lị. Vỏ cây có tác dụng phát hãn (làm toát mồ hôi). Cành non có công dụng giảm suyễn và lợi niệu. Là có tác dụng kháng sinh.
Vỏ Cây Phi Lao chứa tanin, thường đạt khoảng 11-18% trọng lượng vỏ. Tanin thường được dùng để thuộc da, nhuộm lưới đánh cá. Gỗ Phi Lao cứng, nặng, màu nâu nhạt thường dùng trong xây dựng, trụ mỏ, đóng đồ gỗ, làm cột điện, và làm củi.
Đơn vị thiết kế cảnh quan uy tín
Công ty Cổ phần Kiến Trúc xanh VAG Việt Nam chuyên tư vấn giải pháp kĩ thuật, thiết kế, thi công cảnh quan, cây xanh; cung cấp cây công trình; chăm sóc cảnh quan, cây xanh…
Liên hệ để được tư vấn chi tiết nhất
- Địa chỉ: Tầng 4 số 86 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 0931.098.998