Cây chay ta với tán lớn, sống lâu năm nên thường được chọn làm cây trồng công trình, lấy bóng mát, tô đẹp cảnh quan. Bên cạnh đó thì quả và rễ của nó đều được dùng làm thuốc chữa bệnh. Cây ta cũng là một hình ảnh rất quen thuộc của bản làng Việt Nam và gắn liền với tuổi thơ của những đứa trẻ trên nhiều vùng miền.
Cây chay còn được gọi là cây chay bắc, cây chay vỏ tía.
Tên khoa học: Artocarpus tonkinensis
Thuộc họ Dâu tằm – Moraceae.
Đặc điểm của cây chay ta
Cây chay ta thuộc cây thân gỗ lớn, thường xanh, cao từ 10 đến 15m. Cây mọc thẳng, phân nhiều cành nhánh. Khi còn non cành và lá non có màu hung nâu. Cành già thì chuyển màu xám.
Lá chay to hình bầu dục, đầu lá nhọn, gốc tròn. Bề mặt lá hơi ráp, có màu xanh thẫm, mọc so le nhau. Mặt dưới có phủ một lớp lông ngắn màu hung. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, có cả hoa đực và hoa cái. Cây thường ra hoa từ khoảng tháng 4 đến tháng 5. Mùa quả chay là từ tháng 7-9, quả có màu xanh lá, bên ngoài có một lớp lông tơ mỏng. Khi chín có màu vàng, ruột hồng, mềm, có vị chua và mùi rất thơm vậy nên quả chay cũng được dùng để nấu canh.
Hạt của cây chay khá lớn, có màu hồng và chứa nhựa dính.
Đặc điểm sinh trưởng của cây chay ta
Cây có tốc độ sinh trưởng chậm. Lá cây ưa sáng, thích hợp với khí hậu nóng ẩm. Nên trồng cây ở những nơi quang đãng, có nhiều ánh nắng để cây có thể phát triển tán tốt hơn. Cây thích hợp nhất với đất feralit, nhiều mùn, có tầng đất dày, khả năng thoát nước tốt.
Công dụng của cây chay ta
Trong nhân dân, dùng vỏ rễ nhai như nhai trầu có tác dụng làm cho chắc răng. Lá và rễ sắc uống có tác dụng chữa đau lưng, mỏi gối, tê thấp. Ngày dùng 10 – 20g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị khác như thiên niên kiện, thổ phục linh.
Trong y học, chay là một loại cây dùng trong y học cổ truyền Việt Nam. Quả chay có vị chua, tính bình, có tác dụng thu liễm, cầm máu và thanh nhiệt, khai vị giúp tiêu hóa, làm ăn ngon cơm. Rễ chay có vị chát, cũng có tác dụng làm se.
Quả chay chín có thể dùng ăn sống, nấu canh chua, có thể phơi khô cất dành. Người ta dùng quả chay để chữa phổi nóng, ho ra máu, thổ huyết, chảy máu mũi, đau họng, hoặc dạ dày thiếu toan, đau dạ dày, kém ăn, dùng quả chay ăn hoặc ép lấy nước uống quanh năm, giúp trẻ nhỏ gầy yếu ăn ngon, người già bớt đau lưng, mỏi gối…
Nếu không có quả chay tươi thì dùng 30 – 60g quả chay khô hay rễ chay sắc uống. Rễ chay chủ yếu là vỏ rễ dùng ăn với trầu cau. Thường được dùng chữa tê thấp, đau lưng, mỏi gối và chữa rong kinh, bạch đới, còn dùng làm chắc chân răng. Liều dùng 20 – 40g dạng thuốc sắc.
Nguồn: http://tintucsuckhoe.net/thuoc-dong-y/gioi-thieu-ve-cay-chay-a214
Cách trồng và chăm sóc cây chay ta
Cây chay ta có thể nhân giống bằng gieo hạt hoặc những phương pháp phổ biến như giâm cành, chiết cành.
Trồng và chăm sóc cây xanh khá đơn giản, dễ dàng:
Nên trồng cây ở đất thoát nước tốt, bổ sung các loại phân bón để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây.
Cần tươi nước thường xuyên cho cây đặc biệt là khi cây đang ra quả hoặc là vào mùa khô.
Chúng ta nên cắt tỉa cành thường xuyên, đặc biệt là những cành bệnh, cành sâu hỏng. Việc này vừa giúp cây phòng tránh sâu bệnh, vừa giúp tán phát triển tốt và đẹp hơn.
Đơn vị cung cấp uy tín
Công ty Cổ phần Kiến Trúc xanh VAG Việt Nam chuyên tư vấn giải pháp kĩ thuật, thiết kế, thi công cảnh quan, cây xanh; cung cấp cây công trình; chăm sóc cảnh quan, cây xanh…
Liên hệ để được tư vấn chi tiết nhất
- Địa chỉ: Tầng 4,số 86 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 0931.098.998