NÊN TRỒNG CÂY NGÂN HẠNH Ở ĐÂU?

Hiện nay, ngân hạnh được trồng ở nhiều nơi trên thế giới và ngày càng được ưa chuộng trong việc trồng bóng mát, cảnh quan. Vậy trồng cây ngân hạnh ở đâu thì hợp lí? Trong bài viết này, mời mọi cùng Kiến Trúc VAG tìm câu trả lời. 

Khái quát về cây ngân hạnh

Cây ngân hạnh còn được biết đến với các tên gọi khác như cây bạch quả hay cây rẻ quạt. Có tên khoa học là Ginkgo biloba; Nguồn gốc xuất xứ tại Châu Âu và các nước Đông Á như: Trung Quốc; Hàn Quốc; Nhật Bản.

Ngân hạnh là cây thân gỗ lâu niên. Có thể sống tới 1000 năm với chiều cao 50m. Cây lâu năm có tán cao nhọn, cành dài và gồ ghề. Cây non thường cao và mảnh dẻ, ít phân cành. Vào mùa thu đông  cây ngân hạnh đổi màu vàng ruộm vô cùng rực rỡ. 

Nên trồng cây ngân hạnh ở đâu?

Ngân hạnh được biết đến là loài cây vô cùng đa năng; có thể trồng nó ở nhiều khu vực, phục vụ nhiều mục đích.

Đầu tiên phải nhắc đến là làm cảnh. Khi tới mùa quả chín, lá cây chuyển vàng; cả cây sẽ tỏa ra sắc vàng rực rỡ tuyệt đẹp. Bởi vậy mà nhiều nơi trồng cây ngân hạnh ở các khu vực công cộng; dọc đường phố; địa điểm du lịch để làm đẹp cảnh quan. Hay trồng một cây ngân hạnh trong vườn nhà để làm điểm nhấn cho không gian là hoàn toàn hợp lí. 

Ngoài ra, cây ngân hạnh có khả năng hút khí Carbonic (CO2) gấp ba lần và nhả Oxy (O2) gấp 5 – 6 lần loài cây khác. Nếu trồng quy mô rộng ở các thành phố công nghiệp sẽ mang lại lợi ích to lớn về môi trường. Vì vậy chúng còn được gọi là “cây môi trường”.

Cây ngân hạnh là loài cây thiêng; biểu tượng cho sự bền vững và trường tồn. Nhiều quốc gia theo đạo Phật cũng thường trồng cây ngân hạnh trong các đền chùa, nơi thờ tự. Ví dụ như trong chùa Quan Âm ở thành phố Tây An, Trung Quốc có cây ngân hạnh cổ thụ khoảng 1400 tuổi. Tương truyền, cây được Hoàng đế Đường Thái Tông tự tay trồng.

Một số lưu ý khi trồng cây ngân hạnh

Ngoài trồng làm cây bóng mát, cảnh quan, ngân hạnh còn được trồng để lấy quả. Trong y học, hạt ngân hạnh là một loại quả quý; có nhiều dưỡng chất và có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh như: hen suyễn, cảm lạnh, ho, suy giảm trí nhớ, tim mạch,..

Hạt quả ngân hạnh cũng được sử dụng nhiều trong ẩm thực. Hạt có thể được dùng tươi hay nấu chín. Khi nấu chín ăn có vị như hạt dẻ và người ta thường chúng để thay thế hạt sen. Bên cạnh đó loại hạt này còn được dùng để làm giấm, bánh kẹo hay chế biến như một loại rau. Và chúng được coi là một món tráng miệng không thể thiếu  trong các lễ cưới, hỏi,… ở Nhật Bản. Ở một số nơi người ta sẽ nướng, hấp hoặc luộc hạt ngân hạnh lên, sau đó dùng kết hợp với trứng, với cháo hay cơm,…

Xác định mục đích trồng rõ ngân hạnh thì chúng ta sẽ có những lưu ý phù hợp hơn. Ngân hạnh là loài cây đơn tính khác gốc. Nếu trồng ngân hạnh để làm bóng mát, cảnh quan thì nên lựa chọn cây đực để giảm tình trạng ra hoa kết quả. Bởi vì thực tế hoa và quả ngân hạnh có mùi hơi khó chịu đối với nhiều người. Còn nếu trồng ngân hạnh để thu hạt quả thì nên trồng cây với số lượng nhiều, mật độ cao để tăng khả năng đậu quả. 

Đơn vị cung cấp uy tín

Công ty Cổ phần Kiến Trúc Xanh VAG Việt Nam chuyên cung cấp cây công trình; Chăm sóc cảnh quan, cây xanh; Tư vấn giải pháp kĩ thuật, thiết kế, thi công cảnh quan.

Liên hệ để được tư vấn chi tiết nhất

  • Địa chỉ: Tầng 4,số 86 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 0931.098.998