Cách trồng và chăm sóc cây mận

Cây mận là một loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên để phát huy tối đa sản lượng thì chúng ta cần phải biết cách trồng và chăm sóc cây mận hợp lí. 

Đặc điểm sinh trưởng của cây mận

– Cây mận được trồng bằng hạt, ghép, chiết cành bằng chồi rễ… Tuy vào điều kiện khác nhau.

– Yêu cầu về đất trồng: Cây sinh trưởng tốt nên rất dễ trồng, không có yêu cầu cao về đất trồng.

– Nước: không chịu ngập úng cần tưới đủ nước cho cây khi cây kết trái.

– Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp, thích hợp với khí hậu nóng ẩm và hơi có ánh nắng mặt trời.

– Độ ẩm: Độ ẩm đảm bảo từ 70 – 80 %.

– Ánh sáng: thuộc loại cây ưa ánh sáng nên cần nhiều ánh sáng để cây phát triển tốt và sức đề kháng sâu bệnh.

– Dinh dưỡng: Hàng năm nên bón bổ sung thêm phân hữu cơ 2 lần/ năm vào đầu mùa và cuối mùa.

Cách trồng và chăm sóc cây mận

– Chọn giống cây khỏe mạnh không có sâu bệnh.

– Mật độ cây: cách nhau từ 4 đến 5 m, hàng cũng cách nhau tương đương.

– Móc một hốc nhỏ ở giữa vị trí trồng, rạch túi bầu, lấy cây ra ngoài, đặt cây vào vị trí cần trồng. Lấp đất và giữ chặt cây.

– Cắm cọc cố định cây tránh gió  bão có thể làm đổ cây.

Lưu ý khi chăm sóc cây mận

– Trong 3 đến 4 năm đầu cây cần được chăm sóc cẩn thận vì nó liên quan tới tốc độ phát triển của cây.

– Mỗi lần bón 15kg phân hữu cơ + 0,4kg supe lân + 0,3kg clorua kali, 0,5kg phân đạm urê. Phân hữu cơ, lân và kali bón trong vùng tán, cách gốc 25-30cm và lấp đất. Đối với đạm urê có thể pha ra tưới nhiều lần.

– Cây mận thường có nhiều loại sâu bệnh như: 

Bệnh chẩy gôm
Thường xuất hiện khi bị sâu đục thân hoặc bị các vết thương cơ giới ở thân, cành.
Phòng trừ bằng cách: phòng trừ kịp thời sâu đục thân, khi đốn phải dùng dao sắc, cưa để
vết thương chóng lành, khi cây bị bệnh dùng nước vôi để quét vào vết bệnh, hàng năm
sau thu họach quả phải làm vệ sinh gốc cây và quét vôi gốc.
Bệnh khô cành
Bệnh do vi khuẩn gây ra làm cho các cành mận khô và làm cho lá, quả ở các cành
bị bệnh héo. Bệnh làm giảm năng suất và chất lượng của quả.

Phòng trừ bằng cách: vệ sinh vườn, cắt tỉa để thông thoáng.
Sâu đục thân, đục cành
Sâu đục thân, đục cành là sâu non của các loại xén tóc, đục vào thân cây, cành,
thỉnh thoảng đùn mùn ra làm cho cành bị héo, quả nhỏ, rụng, khi bị nặng có thể làm cho
chết cả cây.
Cách phòng trừ: bắt xén tóc, cắt bỏ và tiêu hủy những ngọn cành bị héo trong vụ
Xuân. Dùng dây thép nhỏ, tay mây để chọc chết sâu hoặc bắt sâu non, dùng bông tẩm
thuốc bảo vệ thực vật bịt vào lỗ sâu đục, phun các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt
trứng sâu…

– Bón phân và thu hoạch 

Thời kỳ hái được quả (từ năm thứ 4 hoặc năm thứ 5 sau khi trồng đến năm thứ 15 hoặc lâu hơn). Quá trình bón phân rất cần thiết cho cây tạo lá mới, trổ hoa, nuôi trái chất lượng tốt nhất. Vườn mận từ 4-10 năm tuổi tiến hành bón hoặc tưới phân 3 lần/năm, vào tháng 2 đến 3, 6 đến 7 và 11 đến 12, với lượng phân:

Đầu năm bón 0,4 kg phân đạm urê + 0,2 kg clorua kali để cây đâm tượt, ra hoa và quả; thời điểm giữa năm bón 0,4 kg urê + 0,25 kg clorua kali giúp cây hồi sức sau thu hoạch; cuối năm bón 25- 30 kg phân chuồng + 0,7 kg supe lân + 0,15 kg clorua kali (rắc đều và chôn lấp trong tán); tưới nước ẩm cho tan phân, giúp cây chuẩn bị ra hoa tốt và đồng loạt hơn. Vườn mận trên 10 năm cũng bón mỗi năm 3 lần, với lượng phân tăng gấp rưỡi hoặc gấp 2 lần, tùy thực trạng vườn; vườn tươi tốt bón ít, vườn yếu sức bón nhiều.

Đơn vị cung cấp uy tín

Công ty Cổ phần Kiến Trúc Xanh VAG Việt Nam chuyên cung cấp cây công trình; Chăm sóc cảnh quan, cây xanh; Tư vấn giải pháp kĩ thuật, thiết kế, thi công cảnh quan.

Liên hệ để được tư vấn chi tiết nhất

  • Địa chỉ: Tầng 4,số 86 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 0931.098.998