Hoa hoàng lan có mùi thơm rất dễ chịu, ta thường bắt gặp loại hoa này tại các đền, chùa. Nó cũng thường được lựa chọn trồng trang trí sân vườn biệt thự, khuôn viên khu nhà ở…Là cây thân gỗ với tán rộng, hoàng lan sẽ là lựa chọn tối ưu cho việc trồng cây lấy bóng mát trong công trình của bạn.
Đặc điểm hình thái của cây hoàng lan
Cây hoàng lan hay còn gọi là cây ngọc lan tây, cây công chúa, Ylang-ylang, Ylang công chúa.Tên gọi ylang-ylang có nguồn gốc từ tiếng Tagalog ilang-ilang, có nghĩa là “hoa của các loài hoa” mà không phải là để nói bóng gió tới mùi thơm dễ chịu của hoa hoàng lan.
Cây có tên khoa học là Cananga odorata;
Hoàng lan hiện có 3 loại. Hoàng lan thân gỗ lớn, cao khoảng từ 10-15m. Tán rộng thường được lựa chọn trồng lấy bóng mát sân vườn. Hoàng lan lùn với chiều cao tối đa 2m thường được trồng trong chậu để trang trí nội – ngoại thất. Cuối cùng là hoàng lan dạng dây leo, còn có tên là cây dẻ. Tuy có hình dáng thân và kích thước khác nhau, nhưng cả 3 loại hàng lan trên đều cho hoa không khác biệt.
Hoàng lan thân gỗ lớn có tán rộng hình trụ. Các cành thường mọc ngang hoặc rủ xuống. Lá đơn mọc cách, xếp thành 2 hàng trên các nhánh nhỏ. Mỗi nhánh có khoảng 9 lá. Phiến lá mềm, mỏng. Hai bên mép lá gợn sóng, đỉnh nhọn hơi thuôn, mặt lá nhẵn bóng.
Hoa hoàng lan rất thơm. Kiểu thơm nồng nàn, quyến rũ, kiêu sa. Hoa mọc thành cụm trên các cành ngắn. Mỗi bông nhỏ được tạo thành từ 6 cánh hoa thuôn dài, lượn sóng, đỉnh nhọn. Ở một số nơi còn gọi loại hoa này là hoa móng rồng vì hình dạng của cánh hoa rất giống móng rồng trong các bức tranh. Thêm một điểm đặc sắc nữa, hoa hoàng lan khi còn non có màu xanh lục, sau mới chuyển dần sang vàng xanh.
Mỗi hoa sẽ cho ra một chùm quả có khoảng 10-12 hạt giống như hạt na. Quả khi non có màu xanh thẫm giống màu của lá. Khi chín có màu nâu đen.
Đặc điểm sinh lý của cây hoàng lan
Cây hoàng lan ưa khí hậu ôn hòa, độ ẩm không khí cao. Cây không chịu được nắng nóng kéo dài và ánh sáng quá mạnh mẽ. Vậy nên muốn trồng được những cây hoàng lan đẹp cần chú ý kỹ một số kỹ thuật trồng quan trọng.
Cây cũng ưa các loại đất chua, có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh.
Ý nghĩa và công dụng của cây hoàng lan
Về phong thủy, cây tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ tràn trề.
Cây hoàng lan được trồng để trang trí cảnh quan, lấy bóng mát cho khuôn viên biệt thự, công viên, hè phố, khu nhà ở…
Tinh dầu Ylang Ylang là một trong những thành phần chính của nước hoa huyền thoại Chanel số 5. Mùi thơm của tinh dầu Ylang Ylang thường được pha trộn khá tốt với phần lớn các loại mùi cây cỏ, hoa quả và gỗ.
Tinh dầu Ngọc lan tây được đánh giá cao từ nhiều thế kỷ trước vì lợi ích trong làm đẹp da, tóc và tốt cho sức khỏe. Người ta thường dùng tinh dầu hoàng lan để xoa bóp. Vì tác dụng trị liệu giúp giảm huyết áp cao, điều tiết các chất bã nhờn đối với các vấn đề về da, kích thích tình dục. Tinh dầu Hoàng Lan được pha với dầu dừa làm dầu gội đầu.
Ở một số nước hoa hoàng lan còn được dùng để trang trí trong ngày cưới như Indonesia và Philippines.
Vỏ làm thuốc chữa đau bao tử, nhuận tràng. Ở Java, hoa khô dùng làm thuốc trị bệnh sốt rét, hoa tươi giã nhuyễn thành bánh trị bệnh giời leo. Ở Malaysia người ta dùng hoa cây Hoàng lan để trị bệnh hen suyễn, thống phong, nhức đầu….
Theo: https://hakufarm.vn/ylang-ylang-la-hoa-gi/
Cách trồng và chăm sóc
Cần cắt tỉa cành thường xuyên để cây sinh trưởng và phát triển tốt, tạo tán đẹp.
Thường xuyên để ý và phòng trừ sâu bệnh hại cho cây.
Bón phân cho cây theo từng giai đoạn nhất định
Cây hoàng lan không cần tưới nước quá nhiều. Nên để ý chế độ tưới cho cây để cây không bị úng rễ. Cũng nên trồng cây ở nền đất tơi xốp, dễ thoát nước.
Công ty Cổ phần Kiến Trúc xanh VAG Việt Nam chuyên tư vấn giải pháp kĩ thuật, thiết kế, thi công cảnh quan, cây xanh; cung cấp cây công trình; chăm sóc cảnh quan, cây xanh…
Liên hệ để được tư vấn chi tiết nhất
- Địa chỉ: Tầng 4,số 86 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 0931.098.998