Cây lộc vừng còn được gọi là Mưng. Tên khoa học là Barringtoria acutangula Gaertn. Giống cây này được nằm trong bộ tam đa sinh vật cảnh ứng với bộ ba Phúc Lộc Thọ cùng với Sung (phúc lành) và cây Vạn Tuế (thọ). Lộc Vừng là loại cây lâu niên có tuổi thọ hơn hàng trăm năm. Chúng thường mọc nhiều ở vùng thượng nguồn sông Hương, sông Mã, sông Cả và dọc ven bờ sông nước.
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lộc vừng
Lộc vừng là loại cây sinh trưởng và phát triển khá nhanh lá xanh có hoa thành dải đỏ rất đẹp. Nhân giống cây lộc vừng chủ yếu từ hạt. Khoảng cách trồng tối thiểu 5m 1 cây do đó cây có thể trở thành cây cổ thụ cao đến 10m. Cây ưa ẩm nhưng vẫn có khả năng chịu khô hạn tốt. Cây được trồng nhiều tại cơ quan nhà máy xí nghiệp với đặc tính phong thủy tốt.
Cây dễ tính chịu được thời tiết khắc nhiệt; phát triển nhanh rụng nhiều lá vào mùa đông..
Là một trong những loại cây cảnh được nhiều người quan tâm và chuộng trồng nhiều nhất. Cây Lộc Vừng không chỉ là một loại cây cảnh đẹp có giá trị về mặt tinh thần. Mà chúng còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh đó, cây dễ tạo kiểu nên được khá nhiều nghệ nhân bonsai tạo thành nhiều kiểu khác nhau trông rất đẹp mắt. Trồng lộc vừng trong nhà sẽ giúp mang đến nhiều may mắn và tài lộc cho cả gia đình bạn.
Đặc điểm hình thái cây lộc vừng
Cây thuộc loại thân gỗ nhỏ; kích thước của cây tùy thuộc vào môi trường cũng như cách chăm sóc. Nếu trồng trong chậu cảnh sẽ có đường kính khoảng từ 35 – 40cm; còn nếu được trồng ở không gian rộng lớn sẽ có kích thước 40cm trở lên. Thân của cây hơi xù xì với những cành khẳng khiu cùng tán lá xum xuê. Lá to, mặt trên lá màu xanh bóng còn mặt dưới có những đường gân rõ ràng.
Hoa màu trắng hoặc đỏ, kích thước nhỏ mọc theo chùm. Rơi thẳng rũ xuống trông như sợi pháo giấy ngày Tết, những sợi tua tủa trông rất đẹp mắt. Cũng có một số cây cho hoa màu vàng, mọc ra từ các nhánh lá của cây.
Thuộc loài cây ưa sáng, chịu hạn và úng tốt. Đặc biệt, cây có khả năng chịu lửa rất tốt. Đồng thời sức nảy chồi khỏe. Hạt và chồi lộc vừng tái sinh và nảy tốt. Giống cây trồng này có thể nhân bằng cách gieo hạt, giâm hoặc chiết cành. Cây dễ chăm sóc, phát triển rất tốt lại là giống cây mang lại giá trị tinh thần lớn. Cho nên lộc vừng được rất được nhiều người yêu cây cảnh chuộng trồng.
Ứng dụng của cây lộc vừng
Được biết đến như một loại cây tượng trưng cho sự thịnh vượng, bình an. Lộc Vừng là một trong bốn loài cây cây quý nhất nên được trồng làm cây cảnh trang trí nội thất hay ngoại thất văn phòng.
Cây có tán rộng, cây cao nên thường được trồng làm cây bóng mát; tạo cảnh quan xanh cho sân vườn, tại các nơi công cộng như công viên, trường học, khu đô thị hay… Ngoài ra, kích thước cây có thể điều chỉnh nên được ứng dụng nhiều trong nghệ thuật bonsai.
Mặt khác, ở một số nước Đông Nam Á. người ta thường sử dụng lá và đọt cây để ăn hoặc nấu canh chua. Lá, rễ, hạt và vỏ của cây cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh trong Đông y.
Ý nghĩa phong thủy
Đối với người phương Đông, cây lộc vừng rất có ý nghĩa phong thủy với họ. Cây mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ. Hoa có kiểu dáng đẹp lạ, lá dày nên được trồng để kiến tạo cảnh quan. Tại những nơi cần sắc thái tôn nghiêm thì lộc vừng được ưu tiên trồng hàng đầu. Còn trong Tây y. Rễ và quả của cây cũng được sử dụng để chế biến một số hóa chất. Các sản phẩm chống viêm hoặc kháng sinh.
Công ty Cổ phần Kiến Trúc xanh VAG Việt Nam chuyên tư vấn giải pháp kĩ thuật, thiết kế, thi công cảnh quan, cây xanh; cung cấp cây công trình; chăm sóc cảnh quan, cây xanh…
Liên hệ để được tư vấn chi tiết nhất
- Địa chỉ: Tầng 4 số 86 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 0931.098.998
cây lộc vừng đẹp quá. giá thế nào vậy anh ơi? Liên Hệ Mua hàng tại văn phòng cty a?