Cây huyết dụ
Tên khác: Cây Huyết dụ, cây Huyết dụ lá đỏ, cây Phát dụ, cây Long huyết, cây Thiết dụ.
Tên khoa học: Cordyline terminalis
Họ thực vật: Liliaceae (họ hành)
Chiều cao: 40 – 50 cm
Công dụng: Cây huyết dụ là cây lá màu với màu sắc lá sặc sỡ thường được trồng bồn cây, tạo thảm hay trồng dọc lối đi trang trí cho khuôn viên nhà ở, trường học, công viên, đường phố, công ty… Cây huyết dụ có thể chịu bóng bán phần nên cũng có thể trồng chậu trang trí nội thất nơi công sở, nhà ở.
Cây huyết dụ là cây lá màu với màu sắc lá sặc sỡ thường được trồng bồn cây, tạo thảm, bụi cây hay trồng dọc lối đi, trồng chậu trang trí cho khuôn viên nhà ở, trường học, công viên, đường phố, công ty… Chúng có thể chịu bóng bán phần nên cũng có thể trồng chậu trang trí nội thất nơi công sở, nhà ở.
Đặc điểm cây huyết dụ
Cây huyết dụ là cây bụi thường xanh với một thân cây nhiều đốt sẹo như họ cau dừa. Chúng không phân nhánh nhiều và có thể cao đến 3m.
Lá cây mọc tập trung ở ngọn, xếp thành 2 dãy. Lá có hình lưỡi kiếm, cuống dài có bẹ và rãnh ở mặt trên. Lá dài 30 – 50 cm, rộng 10 – 15 cm, gốc thắt lại, đầu thuôn nhọn, mép nguyên lượn sóng và có thể có màu xanh, đỏ tía hoặc có sự kết hợp giữa các màu khác nhau như màu tím, đỏ, vàng, trắng.
Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây huyết dụ
Đất: Để cây phát triển tốt cần sử dụng loại đất tơi xốp giàu chất hữu cơ giữ ẩm tốt nhưng cũng cần thoát nước tốt
để tránh rễ bị úng
Ánh sáng: Chúng thuộc nhóm cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần. Nơi ánh nắng mặt trời đầy đủ cây huyết dụ cần nhiều nước. Trong nhà, nên đặt cây ở nơi có đầy đủ ánh sáng nhưng tránh nắng trực tiếp. Mặt dù cây có thể sống trong điều kiện ít ánh sáng nhưng nó sẽ không cho màu sắc lá sặc sỡ.
Nước: Tưới nước cho cây huyết dụ vào mùa khô và giữ độ ẩm tương đối.
Phân bón: Nên bón phân NPk định kỳ 2 tháng/lần và bổ sung phân hữu cơ cho đất
Huyết dụ có thể nhân giống bằng cách giâm cành. Cắt một phần 7 – 12 cm của thân cây trưởng thành, loại bỏ các lá và giâm vào đất. Các mắt trên cành sẽ phát triển thành chồi lá.
Công dụng
Cây huyết dụ với lá cây có màu sặc sỡ, bắt mắt được trồng nhiều trong cảnh quan nhà ở, công viên, đường phố, trường học…
Ngoài ra, cây huyết dụ còn có thể làm cây nội thất – cây văn phòng trang trí công ty, nhà ở tạo không gian sinh động cho ngày làm việc thêm hiệu quả.